Nếu có một sản phẩm bảo hiểm nào có thể mang lại mức lãi suất tốt hơn ngân hàng, thì đó chính là Bảo hiểm liên kết đơn vị (ILP).
Bài viết này cung cấp những đặc điểm cơ bản, cơ chế hoạt động, lợi ích và rủi ro của ILP.
Và quan trọng nhất, đó là giúp trả lời cho câu hỏi: “Tôi có nên tham gia ILP?”
Bảo hiểm liên kết đơn vị (ILP) là gì?
BH liên kết đơn vị là sản phẩm thuộc dòng bảo hiểm liên kết đầu tư.
ILP cung cấp cho bạn hai chức năng trong cùng một sản phẩm: Bảo vệ và Đầu tư.
(danh sách các công ty bảo hiểm đang bán sản phẩm ILP ở bên dưới)
ILP hoạt động như thế nào?
Phí bảo hiểm đóng vào – sau khi trừ chi phí ban đầu – sẽ được sử dụng vào hai việc:
- Trả chi phí bảo hiểm và các chi phí khác của hợp đồng
- Đầu tư vào các quỹ liên kết đơn vị dưới hình thức mua các đơn vị quỹ. Bạn sẽ hưởng toàn bộ kết quả đầu tư và chịu toàn bộ rủi ro đầu tư tương ứng với các Quỹ đơn vị đã chọn.
(xem kết quả đầu tư của một số công ty BH ở bên dưới)
Các loại chi phí trong ILP
Ngoài ra, ILP còn có một số loại chi phí không thường xuyên khác như: Chi phí hoán đổi quỹ, Chi phí rút tiền, Chi phí hủy hợp đồng…
Các loại chi phí này sẽ được quy định rõ trong Điều khoản của mỗi sản phẩm khác nhau.
Lãi suất đầu tư thực tế của ILP
Bên dưới là thống kê lãi suất đầu tư của các công ty BH top 5 thị trường từ 2015-2019.
(Bảo Việt là công ty bảo hiểm duy nhất trong top 5 không bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị ILP)
Ưu điểm và rủi ro
Ưu điểm
Lãi suất kỳ vọng cao hơn
ILP có thể mang lại mức lãi suất cao hơn so với các sản phẩm như truyền thống hay Bảo hiểm liên kết chung UL. Do các quỹ đơn vị đầu tư nhiều vào cổ phiếu và được quản lý bởi các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp.
Ngoài ra, với các dòng sản phẩm khác, bạn không thể lựa chọn quỹ đầu tư (vì chỉ có 1 quỹ duy nhất). Nhưng với ILP, bạn có thể lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều quỹ tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng chấp nhận rủi ro nhằm đạt được lợi nhuận lớn nhất.
Linh hoạt thay đổi phí và số tiền bảo hiểm
Giống như UL, ILP cho phép bạn quyết định số tiền và tần suất đóng phí theo ý muốn (sau thời gian đóng phí bắt buộc). Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng/giảm số tiền bảo hiểm khi hợp đồng còn hiệu lực.
Sự linh hoạt này có thể hữu ích cho bạn trong một vài thời điểm. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra ảnh hưởng nhất định đến hợp đồng, cụ thể là giá trị tài khoản và/hoặc hiệu lực hợp đồng.
Hãy xác nhận với tư vấn trước khi thực hiện các thay đổi này.
Rủi ro
Lãi suất đầu tư là KHÔNG đảm bảo
“Kết quả hoạt động của các Quỹ liên kết đơn vị trong quá khứ dùng để tham khảo và không phải là cơ sở để đảm bảo chắc chắn về kết quả hoạt động của các Quỹ liên kết đơn vị trong tương lai. Kết quả hoạt động trong thực tế có thể thay đổi, có thể tăng/giảm hoặc có thể cho kết quả âm.”
“BÊN MUA BẢO HIỂM ĐƯỢC HƯỞNG TOÀN BỘ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ VÀ CHẤP NHẬN MỌI RỦI RO ĐẦU TƯ”
Đây là hai điều bạn phải nhớ nếu muốn mua ILP.
(Hai dòng thông báo này cũng sẽ xuất hiện trong bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm trong hợp đồng)
Giá trị quỹ KHÔNG đảm bảo
Chi phí bảo hiểm rủi ro tăng theo độ tuổi của người được bảo hiểm. Mặt khác, chi phí rủi ro được khấu trừ hàng tháng từ Giá trị quỹ (Giá trị tài khoản) của hợp đồng.
Hai điều này làm giảm Giá trị quỹ, đặc biệt khi kết quả đầu tư của quỹ đơn vị không tốt.
Tôi có nên mua ILP?
ILP không phải là kiểu sản phẩm bảo hiểm quốc dân. Nó không phù hợp với tất cả mọi khách hàng muốn tham gia bảo hiểm.
Trước khi quyết định mua Bảo hiểm liên kết đơn vị ILP, bạn hãy dành thời gian tự trả lời 3 câu hỏi sau:
1. Mục tiêu khi mua bảo hiểm của bạn là gì?
Đừng chỉ trả lời kiểu “Tôi mua bảo hiểm để bảo vệ và đầu tư/tích lũy.”. Bạn cần phải cụ thể hơn. Chẳng hạn, tỷ lệ Bảo hiểm-Đầu tư là 70-30, 50-50 hay 20-80.
Việc có ưu tiên rõ ràng sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Nếu bạn chỉ quan tâm đến bảo vệ, thì mua ILP sẽ là một sự lãng phí cực kỳ lớn.
2. Khả năng chấp nhận rủi ro hay khẩu vị rủi ro của bạn?
Như đã nói, lãi suất đầu tư của ILP có thể cao, nhưng không đảm bảo. ILP cũng không có lãi suất cam kết tối thiếu (giống như UL). Giá trị quỹ của một hợp đồng ILP phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả đầu tư thực tế.
Ai cũng muốn nhận lãi suất đầu tư hơn 50%/năm (như năm 2017). Nhưng không phải ai cũng chấp nhận được việc phải chịu lãi suất âm ngay năm tiếp theo.
Vì vậy, việc hiểu rõ khẩu vị rủi ro của bản thân để lựa chọn quỹ phù hợp là vô cùng quan trọng.
3. Bạn dự định tham gia trong bao lâu?
Việc chỉ tham gia ILP trong ngắn hạn (đặc biệt trong khoảng 5 năm đầu tiên) thường không hiệu quả. Nguyên nhân là do chi phí trong những năm đầu rất cao. Phí bảo hiểm thực tế được phân bổ để mua đơn vị quỹ đầu tư ít hơn nhiều so với tổng phí bảo hiểm đóng vào.
Nhìn chung, ILP nên được xếp vào nhóm “trung hạn” hoặc “dài hạn” trong kế hoạch tài chính của bạn.
(Đúng, bạn vẫn có thể “lướt sóng” với ILP, nhưng nó sẽ không mang lại hiệu quả cao nhất. Vì sao à? Đơn giản thôi. Đầu tư bằng ILP phải chịu nhiều chi phí hơn so với bình thường. Nếu đã có khả năng “lướt sóng”, bạn hoàn toàn có thể đầu tư trực tiếp để nhận mức lãi suất cao nhất – không phải mất chi phí ban đầu và chi phí quản lý quỹ.
Vậy nên, nếu bạn chỉ muốn đầu tư ngắn hạn, hãy sử dụng các kênh đầu tư khác)
Tham khảo phí bảo hiểm cơ bản dự tính sản phẩm Pru-Đầu Tư Linh Hoạt:
Tạm kết
ILP thực sự có thể là một giải pháp tốt trong kế hoạch tài chính của bạn.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ILP không phải dạng hợp đồng bảo hiểm nhận về rồi bỏ vào tủ. Bạn không thể chỉ đóng phí hàng năm, phó mặc việc chăm sóc hợp đồng cho đại lý và không bao giờ sờ lại. Bạn cần nhiều hơn sự cam kết để đảm bảo hợp đồng bảo hiểm đạt được các mục tiêu đặt ra.
Nếu bạn có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về ILP, hãy liên hệ tới số 0886.17.11.15 (zalo/mess). Hoặc bạn có thể điền thông tin vào form bên dưới để được hỗ trợ thêm.
>> Xem thêm: Pru-Đầu tư linh hoạt – Lãi suất bảo hiểm cao hơn ngân hàng?
>> Xem thêm: 3 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có lãi suất cao hơn ngân hàng