“Mua bảo hiểm nhân thọ thì đừng quan tâm đến lãi suất!”.
Điều đó không còn đúng khi khách hàng hiện tại có thể lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm kết hợp đầu tư với mức lãi suất tốt không ngờ.
Bài viết này sẽ điểm qua 3 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có lãi suất trung bình cao hơn ngân hàng.
Cùng xem nhé.
Lãi suất thực tế (2015-2019)
>> Xem thêm: Lãi suất đầu tư của Pru-Đầu tư linh hoạt từ 2009-2019
Có thể thấy, khách hàng tham gia các sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị trên có thể đạt được mức lợi nhuận trung bình lên tới 16%/năm trong 5 năm gần nhất.
Điều này có được là nhờ kinh nghiệm và khả năng chuyên môn về đầu tư của các Công ty quản lý quỹ của 3 doanh nghiệp bảo hiểm trên.
Các Công ty quản lý quỹ
- Prudential – Công ty TNHH Quản lý Quỹ Eastspring Investments
- Thành lập năm 2005. Là thành viên của Tập đoàn Prudential plc Anh Quốc (cùng với Prudential Việt Nam).
- Hiện đang là công ty quản lý quỹ có tổng tài sản đang quản lý lớn nhất Việt Nam – 103 nghìn tỷ đồng ~ 4.4 tỷ USD, tính đến 31/12/2019).
- Manulife – Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam
- Thành lập năm 2005. Là thành viên trực thuộc Tập đoàn Quản lý Tài sản & Đầu tư Manulife.
- Tổng tài sản đang quản lý tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018 tương đương 34 nghìn tỷ VND.
- Daiichi – Công ty TNHH Quản lý Quỹ Dai-ichi Life Việt Nam
- Thành lập năm 2014.
- Tổng tài sản đang quản lý tính đến cuối năm 2019 là 1.06 tỷ USD.
Lưu ý:
- Kết quả hoạt động trong quá khứ của các Quỹ của các sản phẩm BH trên được dùng để tham khảo và không phải là cơ sở để đảm bảo chắc chắn về kết quả hoạt động của các Quỹ đó trong tương lai.
- Tỷ suất đầu tư thực tế có thể thay đổi (tăng hoặc giảm hoặc thậm chí cho kết quả âm – như năm 2018) qua các năm tùy vào tình hình hoạt động của các khoản đầu tư.
Để bạn có cái nhìn rõ hơn, hãy cùng xem một ví dụ cụ thể.
Ví dụ minh họa
Lưu ý: Phí bảo hiểm đóng vào sẽ bị trừ đi các chi phí liên quan đến hợp đồng trước khi được mang đi đầu tư. (Hãy nhớ rằng, dù mua loại sản phẩm nào, bạn cũng phải trả các chi phí để được bảo hiểm)
Vậy nên, để tiện tính toán, bảng trên giả định Giá trị tài khoản đầu tư thêm (GTTKĐTT) tại đầu năm 2015 là 100 triệu đồng. Ba Quỹ Ổn định, Tích lũy, Bảo toàn của Manulife (thành lập năm 2007) giả định GTTKĐTT tại đầu năm 2017 (cuối năm 2016) là 100 triệu đồng.
Trong các năm tiếp theo, bạn không rút tiền, đổi quỹ, đầu tư thêm và chưa xét đến thưởng duy trì hợp đồng. (Đây đều là các quyền lợi bạn được nhận trong thực tế).
Ví dụ trên cho thấy lợi nhuận trung bình năm bạn nhận được còn có thể cao hơn mức 16%/năm.
Các quyền lợi khác
Ngoài việc có thể nhận được mức lãi suất cao, khách hàng còn có thể được nhận các quyền lợi khác. Đó là Quyền lợi bảo vệ và Quyền của bên mua bảo hiểm.
Quyền lợi bảo vệ
Quyền của bên mua bảo hiểm
Tham khảo phí bảo hiểm cơ bản dự tính sản phẩm Pru-Đầu Tư Linh Hoạt:
Lưu ý:
- Trên đây là phí đóng tham khảo cho khách hàng ở nhóm tuổi 25-50. Hãy liên hệ trực tiếp với mình nếu bạn muốn tham khảo phí đóng cho người ở nhóm tuổi khác (30 ngày tuổi – 24 tuổi và 50-65 tuổi)
- Đây là phí cơ bản cho sản phẩm chính. Chưa bao gồm phí đầu tư thêm và phí của (các) sản phẩm bổ trợ kèm theo (không bắt buộc).
Tạm kết
Đến đây thì bạn đã hiểu rằng không phải lúc nào lãi suất bảo hiểm cũng thấp hơn ngân hàng. Tuy nhiên, bài viết này không nhằm mục đích khuyên bạn chỉ nên chọn một trong hai.
Bởi vì, BH nhân thọ và ngân hàng KHÔNG phải là 2 sản phẩm tài chính thay thế cho nhau. Ngược lại, chúng bổ trợ cho nhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau về tài chính của bạn.
Hiểu đơn giản thì ngân hàng giúp bạn thanh toán và tiết kiệm ngắn hạn; còn BHNT có thể giải quyết nhu cầu bảo vệ và tích lũy trung & dài hạn.
Đó cũng là lí do vì sao cả 2 đã xuất hiện trước chúng ta rất lâu và sẽ còn tồn tại lâu hơn thế sau khi chúng ta không còn nữa.
Nếu bạn muốn được tư vấn, hãy để lại comment hoặc nhắn tin đến hotline 0886.17.11.15. Bạn cũng có thể điền form đăng ký tư vấn bên dưới. Mình sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất.
>> Xem thêm: Pru-Đầu tư linh hoạt – Lãi suất bảo hiểm cao hơn ngân hàng?
>> Xem thêm: Bảo hiểm liên kết đơn vị (ILP) – Những điều cơ bản cần biết