Dừng hợp đồng Dai-ichi nhận về bao nhiêu tiền?

Ngoài thủ tục dừng hợp đồng Dai-ichi trước hạn, chắc chắn bạn sẽ quan tâm đến số tiền nhận về. Tuy nhiên, mức độ chính xác của con số đó còn tùy vào thời điểm bạn hủy hợp đồng.

Hai thời điểm đó là:

  • Dừng hợp đồng ngay lập tức;
  • Dừng hợp đồng trong tương lai

1. Dừng hợp đồng Dai-ichi ngay lập tức

Trong trường hợp này, Dai-ichi sẽ cho bạn biết được (gần như) chính xác số tiền nhận về.

Có ba cách để lấy được thông tin này từ công ty:

Cách 1: Gọi hotline công ty

Hiện tại, Dai-ichi sử dụng hai số hotline là (028) 3810 0888 (028) 7308 8880. Bạn chỉ cần gọi đến một trong hai số này và làm theo hướng dẫn của nhân viên chăm sóc khách hàng là được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với công ty qua email trên. Nhưng cách này sẽ không thể nhanh như gọi tổng đài được.

Cách 2: Đăng nhập Dai-ichi Connect

Dai-ichi Connect là trang quản lý thông tin hợp đồng của công ty dành cho khách hàng.

Bạn truy cập website của Dai-ichi và chọn góc trên bên phải.

Sau đó bạn sẽ được dẫn tới trang quản lý hợp đồng Dai-ichi Connect.

Trang quản lý thông tin hợp đồng Dai-ichi Connect

Ở đây, bạn điền các thông tin theo hướng dẫn để đăng nhập tài khoản. Như vậy là bạn có thể xem được giá trị tài khoản (giá trị hoàn lại) hợp đồng.

Bạn có thể xem thêm hướng dẫn chi tiết ở video dưới của mình:

Ngoài ra, công ty cũng có phiên bản ứng dụng (app) trên điện thoại. Bạn có thể tải ứng dụng Dai-ichi Connect và làm các bước tương tự để truy cập được thông tin hợp đồng.

Cách 3: Đến văn phòng công ty

Đây là cách truyền thống nhất, trong trường hợp bạn không thể/không muốn sử dụng hai cách trên.

Với cách này, bạn mang theo hợp đồng giấy và chứng minh thư/căn cước công dân (bản được dùng trong hợp đồng). Ở đó, nhân viên quầy dịch vụ khách hàng sẽ hỗ trợ bạn phần còn lại.

Để biết văn phòng Dai-ichi gần nơi ở nhất, bạn hãy xem link này:

Thông tin mạng lưới văn phòng bảo hiểm Dai-ichi

2. Dừng hợp đồng Dai-ichi trong tương lai

Cách làm trên sẽ không còn hiệu quả khi bạn muốn biết số tiền nhận về sau 3, 5, 10 hay 15 năm… nữa.

Lúc này, có thể bạn sẽ nghĩ đến bảng minh họa hợp đồng.

Bảng minh họa bảo hiểm An Thịnh Đầu Tư Dai-ichi

Đây là một bảng minh họa mẫu sản phẩm An Thịnh Đầu Tư của Dai-ichi.

Trong ví dụ này, giá trị quỹ hợp đồng ở cuối năm thứ 10 là 230 triệu đồng.

Về lý thuyết, đây cũng là số tiền khách hàng nhận về nếu dừng hợp đồng ở cuối năm thứ 10.

Nhưng số tiền thực nhận nhiều khả năng sẽ không giống như vậy.

Có một số lý do như sau:

Dai-ichi không cam kết tỷ suất đầu tư

Trong bảng minh họa trên, công ty sử dụng nhiều giả định. Nhưng giả định quan trọng nhất là tỷ suất đầu tư. Ngoài mức cao như ảnh trên, công ty còn đưa ra một bảng minh họa dòng tiền khác ở mức tỷ suất thấp.

Để hiểu rõ hơn về mức tỷ suất cao-thấp, cách tính các con số trong bảng… bạn hãy đọc bài viết này nhé.

Hướng dẫn đọc bảng minh họa bảo hiểm An Thịnh Đầu Tư Dai-ichi

Bản thân việc có hai mức tỷ suất khác nhau thể hiện rằng Dai-ichi không cam kết gì về dòng tiền. Không bảng nào trong hai bảng minh họa thể hiện chính xác số tiền bạn sẽ nhận về đâu.

Chúng chỉ cho bạn biết rằng: NẾU tỷ suất như thế này THÌ dòng tiền sẽ như thế kia.

Trong khi đó, tỷ suất thực nhận sẽ phụ thuộc vào kết quả đầu tư thực tế của quỹ bạn chọn. Điều này cũng là lý do thứ hai.

Tỷ suất đầu tư thực tế luôn thay đổi

Trong bảng minh họa, công ty giả định tỷ suất ở mức cố định trong suốt thời hạn hợp đồng. Ví dụ, dòng tiền ở bảng trên được minh họa với tỷ suất cố định 9%/năm trong suốt 20 năm.

Trong thực tế, điều này không thể xảy ra. Bạn có thể tham khảo tỷ suất thực tế của các quỹ trong vài năm gần đây.

Tỷ suất đầu tư năm bảo hiểm An Thịnh Đầu Tư Dai-ichi

Khi tỷ suất thực nhận khác thì dòng tiền trong bảng minh họa cũng sẽ không còn đúng nữa. Hay số tiền thực tế bạn nhận về sau 5 năm, 10 năm… chắc chắn sẽ là con số khác.

Do đó, giá trị tài khoản trong bảng minh họa chỉ nên được dùng để tham khảo. Nó không thể hiện chắc chắn số tiền bạn sẽ nhận trong tương lai đâu nhé.

Thay đổi về phí đóng

Bảng minh họa thể hiện dòng tiền khi bạn đóng phí đầy đủ và đúng hạn trong suốt thời hạn hợp đồng. Nhưng trong thực tế, khi bạn đóng phí khác đi, dòng tiền cũng bị ảnh hưởng theo.

Việc đóng phí khác bao gồm:

  • Đóng phí không đúng hạn. Bạn đóng phí trong thời gian gia hạn 60 ngày, thay vì đóng đúng/trước ngày đến hạn.
  • Rút ngắn thời gian đóng phí. Chẳng hạn, thay vì 20 năm như bảng minh họa, bạn chỉ muốn đóng 10 năm, 15 năm… và tiếp tục giữ hợp đồng đến năm 20.
  • Đóng phí linh hoạt. Bạn không (hay tạm ngưng) đóng phí trong một số năm. Hoặc đóng ít hơn so với kế hoạch ban đầu.

Tìm hiểu thêm về file excel tính dòng tiền trên ở bài viết sau:

File Tính Toán Dòng Tiền Bảo Hiểm An Thịnh Đầu Tư Dai-ichi

Nếu bạn có câu hỏi hoặc bổ sung gì, hãy để lại comment bên dưới nhé.


Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời Linh một ly cà phê nhé!

Leave a Comment